Vảy nến không lây lan nhưng dễ tái đi tái lại nhiều lần. Da dày sừng, bong tróc, ngứa ngáy, mưng mủ. Vậy vảy nến có chữa được không? Điều trị như thế nào để kiểm soát được các triệu chứng của bệnh? Cùng bác sĩ da liễu SkinShare đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!
1. Vảy nến có chữa được không?

Đây là căn bệnh da liễu tự miễn, dễ tái phát, không thể chữa khỏi hoàn toàn được. Bệnh có tính bùng phát theo chu kỳ. Các triệu chứng bệnh có thể biểu hiện mạnh mẽ trong khoảng vài tuần đến vài tháng. Sau đó, bệnh tự thuyên giảm và biến mất một cách nhanh chóng.
Các triệu chứng của bệnh vảy nến làm suy giảm chất lượng cuộc sống và ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý người bệnh. Không biết khi nào bệnh sẽ tái phát và người bệnh không thể sinh hoạt, làm việc bình thường khi có những vết đỏ dày sừng xấu xí, ngứa ngáy trên cơ thể.
Dù bệnh vảy nến có chữa được không thì vẫn có những biện pháp điều trị nhằm kiểm soát các triệu chứng bệnh, ngăn ngừa tái phát. Mục đích là ngăn chặn các tế bào da phát triển, loại bỏ các lớp vảy bong tróc trên bề mặt da, lấy lại làn da láng mịn, khỏe mạnh.
2. Cách điều trị bệnh vảy nến
Tùy thuộc vào mức độ bệnh, thông qua chẩn đoán, bác sĩ da liễu sẽ khuyến nghị một số phương pháp điều trị vảy nến như sau.
2.1. Sử dụng thuốc

Thuốc điều trị vảy nến có nhiều dạng như thuốc kem/mỡ bôi ngoài da, thuốc đường tiêm, thuốc đường uống hoặc truyền tĩnh mạch. Cách loại thuốc này có công dụng giảm triệu chứng ngoài da, ức chế miễn dịch, chống viêm và kháng khuẩn.
Ở mức độ nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc kem, thuốc mỡ bôi giảm triệu chứng như Retinoids, Acid Salicylic, Anthralin, vitamin D tổng hợp. Các thuốc chống viêm và ức chế miễn dịch thì có công dụng giảm ngứa, giảm lây lan bệnh sang các vùng da xung quanh.
2.2. Liệu trình ánh sáng

Trong trường hợp người bệnh dùng thuốc mà không thấy tác dụng rõ rệt, bác sĩ sẽ khuyến nghị áp dụng điều trị bằng ánh sáng. Thông thường, bệnh vảy nến được điều trị dưới hình thức chiếu tia UVA và UVB.
Phương pháp điều trị này cần nhiều thời gian nên người bệnh cần kiên trì tìm gặp bác sĩ thường xuyên để được theo dõi. Nếu như các triệu chứng bệnh đang được kiểm soát tốt thì có thể sử dụng kèm với thuốc để nhanh ức chế bệnh.
Trong trường hợp liệu pháp ánh sáng cũng không khả thi, bác sĩ sẽ quyết định tiêm cho bệnh nhân và cung cấp thuốc uống điều trị. Đương nhiên, bác sĩ cũng không khuyến khích tiêm hay sử dụng thuốc uống vì sẽ xuất hiện nhiều tác dụng phụ.
3. Khi nào cần gặp bác sĩ?

Bệnh vảy nến càng để lâu không chữa thì càng khó điều trị. Tình trạng ngứa ngáy sẽ ngày càng dữ dội, các tổn thương trên da lan rộng và chu kỳ tái phát diễn ra dồn dập hơn. Chính vì thế, ngay khi có những biểu hiện đầu tiên, người bệnh cần tìm gặp bác sĩ da liễu ngay.
Dưới đây là một số biểu hiện cơ bản của căn bệnh vảy nến:
- Da nổi ban, xuất hiện các mảng da đỏ, sưng viêm, viền đậm màu, bề mặt phủ vảy mỏng màu bạc.
- Vùng da bị tổn thương gây ngứa ngáy khó chịu, đau rát bức bối, có thể mưng mủ và chảy máu.
- Móng tay và móng chân bị ảnh hưởng, đổi màu, sần, rỗ, giòn, dễ gãy hoặc bị mất móng.


Các mảng vảy nến thường xuất hiện ở vùng da đầu, các vùng tì đè như khuỷu tay, khuỷu chân, mắt cá, các vùng có nếp gấp như cổ tay, cổ chân,... Hầu như bệnh thường biểu hiện ở những vùng da lộ bên ngoài, khiến cho người bệnh vô cùng tự ti, mặc cảm.
Chính vì thế, càng cần tìm đến bác sĩ sớm để được chẩn đoán và điều trị. Tránh ái ngại, xấu hổ không đi chữa, bệnh sẽ lan rộng nghiêm trọng, không thể kiểm soát được.
4. Những biến chứng khôn lường của vảy nến

Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và vẻ đẹp làn da, người bệnh còn có khả năng phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm mà bệnh vảy nến gây ra như:
- Ảnh hưởng đến khớp xương, cột sống
- Ảnh hưởng đến tim mạch và huyết áp, tăng cholesterol, tăng nguy cơ đột quỵ.
- Ảnh hưởng đến nội tiết, dễ gây bệnh tiểu đường, gan nhiễm mỡ, béo phì.
- Suy giảm chức năng thận và suy thận.
- Những biến chứng khác như: Giảm thị lực, thính lực, tổn thương khoang miệng.
5. Người bệnh cần làm gì khi đang điều trị bệnh vảy nến?
Để quá trình điều trị bệnh diễn ra thuận lợi và suôn sẻ hơn, người bệnh cũng cần có những biện pháp tự chăm sóc và bảo vệ làn da tại nhà như sau:

- Sử dụng đúng loại thuốc và đúng liều lượng như bác sĩ kê đơn.
- Nếu đang sử dụng bất cứ loại thuốc trị bệnh nào khác, thông báo ngay cho bác sĩ.
- Giữ vệ sinh làn da thật tốt, tuyệt đối không kiêng nước, kiêng tắm mà cần vệ sinh đều đặn mỗi ngày để loại bỏ vi khuẩn, giữ cho bề mặt da thông thoáng.
- Mỗi lần tắm cần khẩn trương, tắm với nước ấm vừa phải chứ không tắm nước nóng hay tắm quá lâu, sẽ làm mất độ ẩm tự nhiên của da.
- Tránh làm tổn thương da và làm khô da. Nên cắt móng tay đều đặn để không tự cào, gãi làm tổn thương da của mình. Thoa kem dưỡng ẩm phù hợp với làn da. Có thể hỏi ý kiến bác sĩ để chọn được loại kem dưỡng da an toàn nhất.

- Kiểm tra tình trạng tổn thương da mỗi ngày, xem xem có hiện tượng nhiễm trùng hay không.
- Phơi nắng khoảng 15 - 30 phút mỗi ngày (trừ trường hợp bệnh nhạy cảm với ánh sáng).
- Tái khám theo đúng lịch hẹn với bác sĩ.
- Giữ một tâm trạng thoải mái, tâm lý tích cực. Không bực bội, nóng nảy, có cảm xúc tiêu cực.
- Không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá.
Vậy câu trả lời cho “vảy nến có chữa được không” đã được làm rõ. Hy vọng rằng với những kiến thức trên đây, người bệnh sẽ nhanh chóng có biện pháp ngăn ngừa triệu chứng bệnh. Tìm gặp bác sĩ da liễu ngay lập tức để có phương hướng điều trị bệnh an toàn, hiệu quả.