Bệnh chốc ở trẻ em - Dấu hiệu và cách phòng tránh lây lan

June 22, 2020
BỆNH CHỐC

Bệnh chốc ở trẻ em là tình trạng nhiễm khuẩn da, nổi mụn nước dễ vỡ và dễ lây truyền. Vậy đâu là cách kiểm soát sự lây lan của bệnh lý này? Cha mẹ phải làm gì để giảm thiểu triệu chứng chốc lây ở trẻ?

Trong bài viết này, SkinShare sẽ chia sẻ với các cha mẹ phụ huynh những dấu hiệu nguy hiểm của căn bệnh chốc lây, cùng với phương pháp điều trị và phòng tránh lây lan.

1. Những dấu hiệu nguy hiểm của chốc lây ở trẻ

Da của trẻ nổi mụn nước, lở loét, ngứa và đau nhẹ
Da của trẻ nổi mụn nước, lở loét, ngứa và đau nhẹ

Đặc trưng dễ nhận biết của bệnh chốc lây là những mụn đỏ to nổi gồ trên bề mặt da, có bọng nước hoặc không, có thể lở loét. Khi mụn vỡ, dịch tiết ra tạo thành vảy vàng.

Bệnh chốc lở ở trẻ em thường xuất hiện ở vùng mũi, miệng, hoặc lay lan sang các vùng khác trên cơ thể thông qua tiếp xúc. Bệnh khiến cho trẻ ngứa ngáy và có cảm giác đau nhẹ.

Dưới đây là một vài hình ảnh bệnh chốc lở:

hình ảnh bệnh chốc lở ở trẻ em
hình ảnh bệnh chốc lở ở trẻ em
hình ảnh bệnh chốc lở ở trẻ em
hình ảnh bệnh chốc lở ở trẻ em
hình ảnh bệnh chốc lở ở trẻ em

Bên cạnh những triệu chứng ngoài da, bé cũng sẽ có biểu hiện toàn thân là ốm sốt, mệt mỏi, quấy khóc.

2. Biện pháp phòng tránh lây lan

Bệnh chốc ở trẻ em dễ dàng lây lan nếu bất cứ ai chạm phải dịch tiết ra từ mụn chốc của trẻ. Dù là trực tiếp chạm vào dịch tiết, hay thông qua các vật dụng cá nhân của bé như ga giường, chăn gối, quần áo, khăn tắm,... thì nguy cơ lây bệnh đều rất cao.

Chính vì thế, để ngăn không cho căn bệnh này lan truyền, cha mẹ nên thực hiện các bước sau đây khi nhận thấy con có biểu hiện:

  • Cha mẹ rửa sạch tay của mình trước khi tiến hành xử lý bệnh cho con.
  • Rửa nhẹ nhàng vết loét trên da của con với nước ấm hoặc dung dịch sát trùng và bông gạc tiệt trùng. Rửa đến khi lớp vỏ trên vết loét bong ra, dịch, mủ và máu bên trong trôi hết đi thì ngưng lại. Lấy bông sạch thấm khô dung dịch đọng lại trên da trẻ.
Làm sạch vết thương do chốc gây ra
Làm sạch vết thương do chốc gây ra
  • Dùng thuốc Milian hoặc Betadin bôi lên vết thương hở cho trẻ.
  • Sử dụng băng cá nhân che vết thương lại để tránh lây lan.
  • Lập tức đưa con đến gặp bác sĩ da liễu để được kê đơn thuốc điều trị.

Và cha mẹ cũng đừng quên kiểm tra tình trạng sức khỏe của những người có tiếp xúc với con trong thời gian gần nhất. Đặc biệt là những trẻ khác có chơi đùa hoặc ở gần con trong khoảng thời gian đó.

Ngoài ra, cha mẹ nên cắt ngắn móng tay cho con để đề phòng con gãi, cào, cấu vào vết thương, khiến cho vi khuẩn lây lan.

3. Nguyên nhân gây ra bệnh chốc

Bệnh chốc gây ra do vi khuẩn tụ cầu và liên cầu
Bệnh chốc gây ra do vi khuẩn tụ cầu và liên cầu

Bệnh chốc gây ra do vi khuẩn tụ cầu vàng Staphylococcus aureus và liên cầu streptococcus nhóm A. Chúng xâm nhập vào trong da thông qua các vết xước, nứt, phát ban hay côn trùng cắn. Chúng sinh sôi, phá hủy da và gây ra vết chốc.

Chính vì thế, để phòng ngừa căn bệnh ngoài da này ở trẻ, cha mẹ nên cẩn thận chăm sóc cho các vết thương hở của con. 

4. Bệnh chốc ở trẻ em dễ bùng phát vào mùa nào?

Các loại vi khuẩn trên thường phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết nóng ẩm. Vì thế, bệnh chốc có xu hướng bùng phát theo mùa. Ở nước ta, trẻ em dễ bị bệnh chốc nhất là vào mùa hè và đầu thu. Đó là thời điểm nóng ẩm, không khí khắc nghiệt nhất trong năm.

5. Những biến chứng nghiêm trọng

Bệnh có khả năng gây ra biến chứng
Bệnh có khả năng gây ra biến chứng

Thông thường, bệnh chốc ở trẻ em được điều trị đúng cách sẽ nhanh chóng khỏi và không để lại sẹo. Bệnh cũng không phải quá nguy hiểm với sức khỏe của trẻ em. Dù vậy, bệnh vẫn có khả năng dẫn đến một số biến chứng như:

  • Viêm mô: Nhiễm trùng ăn sâu, hủy hoại mô dưới da, lan đến các hạch bạch huyết và đường máu, nguy hiểm đến tính mạng.
  • Suy giảm chức năng thận
  • Nhiễm trùng ăn sâu để lại sẹo

Chính vì thế, ngay khi có những biểu hiện đầu tiên, cha mẹ hãy cho con đến khám bác sĩ ngay để được điều trị nhé.

6. Cách điều trị bệnh chốc lở ở trẻ em

Dùng thuốc mỡ kháng sinh để điều trị
Dùng thuốc mỡ kháng sinh để điều trị

Tùy thuộc vào mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh với liều lượng phù hợp. Nhìn chung, các bước điều trị cũng khá đơn giản:

  • Rửa vết thương bằng dung dịch sát khuẩn
  • Bôi thuốc mỡ kháng sinh
  • Che vết thương bằng băng gạc

Thực hiện các bước này 2 - 3 lần/ngày để nhanh chóng đạt được hiệu quả trị bệnh.

Thông qua bài viết trên đây, hy vọng rằng các quý phụ huynh đã nắm rõ được cách xử lý an toàn khi trẻ có dấu hiệu của bệnh chốc. Và để điều trị khỏi hẳn bệnh chốc ở trẻ em, ngay khi có những biểu hiện đầu tiên, cha mẹ hãy cho con tìm gặp bác sĩ da liễu ngay nhé! Chỉ cần điều trị theo đơn thuốc mà bác sĩ chỉ định, tình trạng bệnh tình của con chắc chắn sẽ mau chóng thuyên giảm.

Nguyễn Thị Minh Hồng

Là bác sĩ chuyên khoa da liễu với hơn 30 năm kinh nghiệm nghiên cứu và điều trị bệnh về da liễu.

Related Posts

Đăng ký nhận thông tin

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form