Trẻ bị chốc lở - Các mẹ cần phải làm gì?

June 27, 2020
BỆNH CHỐC

Trẻ bị chốc lở thường xuyên cảm thấy ngứa ngáy, đau đớn vì những nốt mụn nước, mụn mủ mọc quanh miệng, dễ vỡ, lở loét và truyền nhiễm. Vậy khi trẻ bị bệnh, mẹ cần làm gì để tránh lan rộng, giúp con dễ chịu hơn và ngăn chặn lây truyền sang những người xung quanh? Cùng SkinShare tìm hiểu ngay qua bài viết sau đây nhé!

1. Tiệt trùng và chăm sóc da trẻ thế nào khi bị chốc lở?

Sử dụng thuốc sát trùng rửa vết thương cho con
Sử dụng thuốc sát trùng rửa vết thương cho con

Bệnh chốc lở gây ra những nốt mụn chứa dịch đặc. Nếu như các nốt mụn này bị vỡ, dịch tiết ra sẽ khiến vi khuẩn lan ra ngoài. Nếu trẻ chạm vào sẽ khiến bệnh lây lan sang các vùng da khỏe mạnh. Nếu người khỏe mạnh tiếp xúc với dịch chốc lở của trẻ, dù trực tiếp hay thông qua các vật dụng cá nhân thì cũng dễ dàng bị lây bệnh.

Chính vì thế, nếu thấy trẻ bị chốc lở, mẹ cần ngay lập tức tiệt trùng cho con.

  • Mẹ hãy rửa sạch tay trước khi tiến hành khử trùng vùng da tổn thương cho con. Mẹ nên đeo găng tay y tế để đảm bảo không bị lây vi khuẩn từ con.
  • Sử dụng dung dịch tiệt trùng và bông gạc để vệ sinh vết loét trên da của con. Rửa nhẹ nhàng cho đến khi vết loét trên da của con bong đi. Dịch và mủ bên trong mụn trôi hết ra ngoài thì dùng bông sạch thấm khô.
  • Sử dụng băng cá nhân che vết thương lại để tránh lây lan.
  • Lập tức đưa con đến gặp bác sĩ da liễu để được kê đơn thuốc điều trị.

2. Bệnh chốc lở dùng thuốc gì mau khỏi?

Chủ yếu dùng thuốc kem bôi kháng sinh ngoài da để chữa trẻ bị chốc lở
Chủ yếu dùng thuốc kem bôi kháng sinh ngoài da

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà bác sĩ da liễu có thể kê cho con một số loại thuốc điều trị khác nhau. Thông thường, trẻ bị chốc lở phát hiện sớm sẽ chỉ cần dùng thuốc kháng sinh bôi ngoài da, một thời gian là khỏi.

Một số loại thuốc cơ bản thường được dùng là:

  • Thuốc sát trùng, sát khuẩn: Povidone Iodine, Chlorhexidine, Hydrogen Peroxide,...
  • Thuốc mỡ, kem bôi kháng sinh: Mupirocin, Acid Fusidic, Gentamycin, Bactroban,...
  • Thuốc uống kháng sinh: Trong trường hợp nặng, có thể dùng thuốc đường uống là Amoxicillin, Cephalexin, Trimethoprim, Flucloxacillin, Cefuroxim,...
  • Thuốc giảm đau hạ sốt: Oxacillin, kháng sinh, siro uống, thuốc đặt trực tràng,...
Chữa bệnh theo đúng hướng dẫn của bác sĩ
Chữa bệnh theo đúng hướng dẫn của bác sĩ

Để đảm bảo an toàn và hiệu quả trị bệnh cho con cao nhất, cha mẹ nên cho con dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự mua thuốc cho con dùng vì nếu dùng không đúng loại, không đúng liệu lượng có thể khiến bệnh nghiêm trọng hơn. Con nhờn thuốc, khó điều trị và bệnh dễ bùng phát trong tương lai.

3. Trẻ bị chốc lở nên kiêng gì?

Không chỉ cho con dùng thuốc điều trị, mẹ cũng cần xây dựng cho con chế độ kiêng khem nghiêm ngặt để tránh không cho bệnh bùng phát, lâu khỏi. Quan trọng nhất là môi trường sống, chế độ dinh dưỡng và thói quen chăm sóc da:

Hạn chế cho con ăn đồ ngọt
Hạn chế cho con ăn đồ ngọt
  • Kiêng các loại thực phẩm như: Đồ ăn cay nóng, thực phẩm khô giòn, đồ ăn chế biến sẵn, thức ăn nhanh, đồ ăn vặt chứa nhiều đường,... Thay vào đó, cho con ăn nhiều rau xanh, hoa quả, uống nhiều nước để tăng sức đề kháng và bảo vệ sức khỏe làn da.
  • Tránh không cho con tiếp xúc với các loại bụi bẩn, hoạt động trong môi trường ô nhiễm. Tránh các vật cứng nhọn, tránh nơi có nhiều côn trùng. Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với thú nuôi, động vật. Vì rất có thể các vi khuẩn có trong không khí và ký sinh trên động vật sẽ lây truyền sang trẻ.
  • Hạn chế không cho trẻ hoạt động mạnh, dễ để trầy xước da, đặc biệt là vùng da đang bị tổn thương.
Cho con sử dụng các sản phẩm vệ sinh dịu nhẹ
Cho con sử dụng các sản phẩm vệ sinh dịu nhẹ
  • Luôn tắm rửa cho trẻ sạch sẽ bằng các sản phẩm vệ sinh chuyên dụng. Nên chọn loại sữa tắm có độ pH phù hợp, ít kiềm, không mùi là tốt nhất. Không nên dùng nước lá chè xanh hay bất cừ các loại nước thảo mộc nào để tắm cho trẻ bị chốc lở.
  • Cắt ngắn móng tay cho con để đề phòng con gãi, cào, cấu vào vết thương, khiến cho vi khuẩn lây lan, nhiễm trùng.
  • Tránh không cho con mặc các loại quần áo có chất liệu dày như vải thô, vải len,... Cho con mặc quần áo cotton thấm hút mồ hôi tốt, rộng rãi, mỏng nhẹ để cơ thể luôn thoáng mát.

Và cha mẹ cũng đừng quên kiểm tra tình trạng sức khỏe của những người có tiếp xúc với con trong thời gian gần nhất. Đặc biệt là những trẻ khác có chơi đùa hoặc ở gần con trong khoảng thời gian đó. Thông báo cho những người có tiếp xúc với trẻ bị chốc biết tình hình để họ tự có biện pháp phòng tránh và điều trị khi phát bệnh.

Hy vọng rằng với những kiến thức trên đây, mẹ đã biết cách xử lý khi trẻ bị chốc lở. Đây là căn bệnh rất dễ lây lan và dễ bùng phát ở trẻ nhỏ, gia đình cần lưu ý ngăn ngừa và phát hiện sớm để cho con điều trị kịp thời nhé!

Nguyễn Thị Minh Hồng

Là bác sĩ chuyên khoa da liễu với hơn 30 năm kinh nghiệm nghiên cứu và điều trị bệnh về da liễu.

Related Posts

Đăng ký nhận thông tin

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form