Bệnh chàm khô ở trẻ em khiến nhiều cha mẹ vô cùng sốt ruột bởi trẻ bị ngứa ngáy, đưa tay cào, cấu da liên tục, quấy khóc suốt ngày đêm, mệt mỏi, chán ăn,... Phải làm thế nào để bé bớt ngứa, bớt khó chịu? Có giải pháp gì hoặc loại thuốc gì để giảm triệu chứng cho trẻ?
Bài viết sau đây của SkinShare sẽ chia sẻ với các cha mẹ cách giảm triệu chứng bệnh chàm khô cho trẻ, giúp trẻ dễ chịu, ăn ngon, ngủ ngon hơn!
1. Dấu hiệu nhận biết bệnh chàm khô ở trẻ em
Bệnh lý ngoài da này có biểu hiện thay đổi tùy từng độ tuổi của bé. Chung nhất là những biểu hiện như trẻ khó ngủ, ăn uống kém, luôn mệt mỏi, cáu gắt, bên cạnh tổn thương da như sau:
- Chàm khô ở trẻ sơ sinh (6 tháng đầu): Tổn thương xuất hiện ở má, cằm, trán, da đầu. Da nổi mụn nước, ửng đỏ, nứt nẻ.
- Từ 6 – 12 tháng: Tổn thương xuất hiện ở khuỷu tay, đầu gối và những vị trí tì đè dễ bị trầy xước. Da có thể phồng rộp, nổi vảy vàng.
- Từ 2 – 5 tuổi: Tổn thương xuất hiện ở các nếp gấp trên cơ thể như khuỷu tay, đầu gối, quanh miệng và mí mắt. Da bị khô, dày hơn, dễ tróc vảy.
- Trên 5 tuổi: Tổn thương xuất hiện ở khuỷu tay, đầu gối, tay và sau tai. Da sưng đỏ, ngứa ngáy, cảm giác châm chích.
2. Cách giảm triệu chứng chàm khô cho trẻ
Khi có các biểu hiện bệnh chàm khô ở trẻ em kể trên, gia đình có thể thực hiện một số biện pháp tại chỗ để ngăn chặn cơn ngứa, đau rát, giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn như sau:
- Tắm cho con thật nhanh với nước ấm vừa phải. Đây là cách giúp da trẻ tạm thời được làm mềm, đỡ căng, khô ngứa và đau rát.
- Sau khi tắm, dùng khăn bông mềm thấm khô nước trên da của trẻ. Chú ý động tác thấm chứ không phải chà xát, tránh làm vỡ hoặc rách các tổn thương trên da của bé.
- Dùng một số nguyên liệu tự nhiên để dưỡng ẩm da cho bé. Vì chưa biết rõ mức độ bệnh, cha mẹ không nên tự ý cho con dùng các loại kem dưỡng ẩm thông thường, rất dễ gây kích ứng. Thay vào đó, thoa vài giọt dầu olive, dầu dừa hoặc dầu hạnh nhân lên da cho bé sẽ an toàn hơn rất nhiều.
- Cho bé mặc các loại quần áo rộng rãi, thoáng mát, tránh cọ xát. Nếu có thể, để hở các vùng da bị tổn thương, không che chắn bằng quần áo.
- Ngay lập tức đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị sớm.
Với những thao tác đơn giản như trên, làn da của bé sẽ nhanh chóng được cấp ẩm, làm mềm. Bé sẽ cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều. Nhân lúc đó, đưa con đi khám ngay để nhận lộ trình điều trị phù hợp nhé!
3. Phương pháp điều trị
Tùy vào tình trạng bệnh mà các bác sĩ có thể đưa ra phương hướng điều trị bệnh chàm khô ở trẻ em phù hợp nhất. Nhìn chung, các bác sĩ sẽ kê các loại thuốc giảm ngứa, kháng viêm kèm theo sản phẩm dưỡng ẩm da an toàn.
3.1. Các loại thuốc được khuyên dùng
Vì làn da của trẻ còn rất non yếu và nhạy cảm nên bác sĩ da liễu sẽ kê các loại thuốc có nồng độ thấp, lành tính cho da của trẻ.
- Thuốc Steroid kháng viêm
Nếu bé bị chàm kèm theo nhiễm trùng nhẹ, thuốc Steroid kháng viêm nồng độ thấp được khuyến nghị. Thuốc dùng được cho da mặt, những vùng bị ngứa, thô ráp và ban đỏ. Tránh không dùng ở vùng da có nếp gấp và không dùng cho mí mắt.
- Thuốc kháng Histamine giảm ngứa
Để giảm ngứa và giảm khô da, bác sĩ da liễu cũng sẽ kê thêm thuốc bôi kháng Histamine. Sử dụng thuốc này bé sẽ cảm thấy dễ chịu nhanh chóng, nhưng sẽ có tác dụng phụ là khô mắt và buồn ngủ.
Với các loại thuốc bôi này, cha mẹ nhớ nên dùng đúng loại và đúng liều lượng mà bác sĩ khuyên dùng. Tránh lạm dụng cho bé dùng quá nhiều hoặc dứt thuốc khi chưa đủ liều vì sẽ khiến bé bị nhờn thuốc.
3.2. Các sản phẩm dưỡng ẩm da
Để chữa chàm khô ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bác sĩ cũng sẽ khuyên dùng một số sản phẩm dưỡng da thay thế nếu tình trạng bệnh không quá nghiêm trọng. Phụ huynh có thể tìm mua các sản phẩm sau:
- CeraVe Baby Moisturizing Cream: Kem bôi tổng thể
- Aveeno Baby Eczema Therapy Moisturizing Cream: Kem giảm ngứa
- Eucerin Baby Eczema Relief Body Cream: Kem làm dịu da
- Weleda Sensitive Care Face Cream: Kem dùng chuyên cho da mặt
- Mustela Stelatopia Emollient Cream: Dùng cho da nhạy cảm
- Babyganics Eczema Care Skin Protectant Cream: Loại kem lành tính có chiết xuất từ thiên nhiên
4. Bệnh chàm khô ở trẻ em nên ăn gì?
Mặc dù thực phẩm và dinh dưỡng không trực tiếp điều trị được bệnh chàm khô, nhưng cũng giúp ích cho việc tăng cường tái tạo da và cải thiện hệ miễn dịch. Mẹ nên bổ sung những loại thực phẩm sau vào thực đơn cho bé hoặc cho chính bản thân mình nếu bé còn đang bú:
- Cá béo chứa Omega-3
Các loại cá béo như cá mòi, cá hồi, cá thu,… giúp bổ sung ARA và Omega-3, chống lại các tác nhân gây dị ứng rất tốt. Bên cạnh đó, cá béo cũng có công dụng cân bằng Omega-3 và Omega-6, giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.
- Tỏi
Tỏi có chứa chất chống oxy hóa, có thể tăng cường hệ miễn dịch, kháng viêm vô cùng hiệu quả. Nếu có thể, cha mẹ nên cho thêm 1, 2 nhánh tỏi vào bữa ăn của con hàng ngày.
- Rau xanh chứa dầu Rosmarinic
Các loại rau có chứa dầu Rosmarinic như kinh giới, hương thảo, cây xô thơm, lá bạc hà, cỏ xạ hương... có công dụng chống viêm, chống dị ứng và tăng sức đề kháng. Mẹ có thể chiết tinh dầu của các loại rau này trộn với đồ ăn của con hàng ngày.
- Thực phẩm giàu magie
Magie có rất nhiều trong hạt điều, hạnh nhân, táo,... Nhóm thực phẩm này cũng có hiệu quả kháng Histamine, chữa bệnh chàm khô ở trẻ em rất tốt.
- Trái cây giàu vitamin C
Vitamin C có trong các loại hoa quả cam, táo, dưa hấu,… có khả năng ngăn chặn sưng viêm, ngăn ngừa Histamine và giúp tái tạo da rất tốt.
5. Nên cho trẻ kiêng ăn gì khi bị chàm khô?
Như đã nói ở trên, thực phẩm không trực tiếp tham gia điều trị bệnh chàm khô, nhưng có thể là tác nhân kích hoạt bệnh bùng phát. Chính vì thế, cha mẹ cũng chú ý cho con kiêng các loại thực phẩm sau:
- Thực phẩm tanh dễ gây dị ứng
Các loại thủy hải sản, đặc biệt là loại có vỏ rất dễ gây ra dị ứng. Chính vì thế, để bảo vệ hệ miễn dịch của con, cha mẹ nên kiêng không cho con ăn các loại tôm, cua, cá, ghẹ,...
- Thực phẩm chứa nhiều chất béo
Để không khiến chàm khô ở trẻ sơ sinh bị nghiêm trọng hơn, chính mẹ cũng nên kiêng các thực phẩm nhiều dầu mỡ, nhiều cholesterol như thịt heo, thịt gà, lòng đỏ trứng, các món chiên xào. Tuyệt đối không ăn các loại đồ ăn chế biến sẵn, thức ăn nhanh nhiều phụ gia và dầu mỡ độc hại.
- Sữa và chế phẩm từ sữa
Protein trong sữa bò rất khó hấp thụ và còn có khả năng gây ra dị ứng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vì thế, trong thời gian này, tuyệt đối không cho con ăn các loại sữa bò, sữa chua, sữa bột, sữa uống, phô mai,...
- Đậu nành
Bên cạnh protein trong sữa bò, protein trong đậu nành cũng có thể gây ra dị ứng cho trẻ. Vì thế, nếu có sử dụng dầu ăn nấu cháo cho con, mẹ có thể dùng dầu hướng dương, dầu vừng, dầu olive thay thế.
- Các món ăn vặt nhiều phụ gia, gia vị
Nếu con còn nhỏ dưới 6 tháng tuổi, mẹ nên kiêng không ăn các đồ ăn vặt, các món ăn có nhiều gia vị cay nồng, chất tạo màu,... Nếu con lớn hơn, cha mẹ nên hạn chế không cho con ăn nhiều bim bim, bánh snack, các món ăn vặt cho trẻ em nói chung.
6. Trẻ em bị chàm khô khi lớn lên có bị sẹo không?
Bệnh chàm khô ở trẻ em nếu không được điều trị sớm, khiến cho bệnh tiến triển nặng, viêm nhiễm nặng và các tổn thương sâu hơn, thô hơn thì có thể sẽ gây ra sẹo thâm, sẹo rỗ trên da. Chính vì thế, ngay từ khi có những biểu hiện đầu tiên, cha mẹ nên cho trẻ tìm gặp bác sĩ da liễu sớm để được chẩn đoán và điều trị.
Trong trường hợp bệnh để lại sẹo sau điều trị, gia đình có thể cho con sử dụng một số loại kem trị thâm, trị sẹo theo chỉ định và tư vấn của bác sĩ.
7. Có nên tiêm phòng vắc xin cho trẻ khi đang bị chàm?
Trong 6 tháng đầu đời, tiêm phòng vắc xin giúp trẻ kháng lại được các tác nhân gây hại nguy hiểm từ ngoài môi trường. Đây là điều cần thiết mà mọi cha mẹ đều cần thực hiện để con có một hễ miễn dịch mạnh khỏe, một sức đề kháng vững chắc.
Tuy nhiên, trong khi trẻ đang bị chàm, tuyệt đối không tự ý đưa trẻ đi tiêm vắc xin mà không có sự cho phép của bác sĩ. Cho trẻ tiêm trong khi bị bệnh có thể làm tăng triệu chứng, khiến bệnh khó điều trị hơn.
Bên cạnh đó, nếu trẻ cũng đang mắc một số bệnh lý nhiễm trùng như viêm phổi, sởi, thương hàn, lao, thận,... và các bệnh ngoài da khác thì càng không nên đưa con đi tiêm phòng. Tốt nhất là gia đình nên hỏi ý kiến bác sĩ trước để được chọn loại vắc xin phù hợp với thể trạng cũng như thời điểm tiêm phòng an toàn.
Hy vọng rằng những kiến thức trên đây sẽ giúp các bậc phụ huynh, cha mẹ xử trí tốt khi con em của mình bị bệnh chàm khô. Bệnh chàm khô ở trẻ em không nguy hiểm nếu người lớn biết cách xử lý và đưa con đi khám bác sĩ từ sớm. Chính vì thế, ngay từ khi con có những dấu hiệu bệnh đầu tiên, gia đình hãy tìm gặp đến bác sĩ da liễu dày kinh nghiệm để con được điều trị nhé!