Trẻ bị mắc bệnh viêm da mủ - Cách chữa mà các mẹ cần tham khảo cho con

June 27, 2020
BỆNH VIÊM DA

Trẻ sơ sinh bị viêm da mủ sẽ bị suy giảm sức đề kháng do vi khuẩn phá hủy tế bào da. Những nốt mụn nhọt ngoài da đau đớn, sưng ngứa khó chịu khiến trẻ khó ăn, khó ngủ, cáu gắt. Vậy làm thế nào để chữa viêm da mủ cho con? Cùng SkinShare tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

1. Cách chữa viêm da mủ ở trẻ sơ sinh

Dùng một số thuốc kháng sinh và kháng viêm
Dùng một số thuốc kháng sinh và kháng viêm

Viêm da mủ là biểu hiện của một nhóm các bệnh lý ngoài da thường gặp là viêm nang lông, mụn nhọt, chốc và hăm kẽ. Mỗi một bệnh lý có những biểu hiện đặc trưng riêng, nhưng nhìn chung đều là tình trạng viêm da có mủ. Khi trẻ sơ sinh bị viêm da mủ, có thể chữa bằng các loại thuốc như sau:

  • Trường hợp bệnh nhẹ: Dùng các loại thuốc bôi chống nhiễm trùng như Eosine, Milian, Fucidin, Bactroban…
  • Trường hợp bệnh dai dẳng kéo dài: Dùng thuốc kháng sinh toàn thân, uống theo đợt.
  • Trường hợp bệnh nặng: Dùng kháng sinh đường uống hoặc truyền tĩnh mạch.

Tuy nhiên, mẹ không nên tự ý mua thuốc cho con dùng, bởi nếu điều trị sai thuốc, sai liều lượng, kèm theo vệ sinh da cho trẻ kém thì sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt là nhiễm trùng máu và viêm cầu thận.

2. Những biểu hiện của viêm da mủ chớ coi thường

Triệu chứng viêm da mủ ở trẻ em
Triệu chứng viêm da mủ ở trẻ em

Trẻ sơ sinh bị viêm da mủ sẽ có những triệu chứng điển hình như sau:

  • Một số vùng da bị tấy đỏ, đặc biệt là ở mặt, đầu, sau sẽ lan ra cổ, ngực, tay, chân, mông, bẹn.
  • Sau đó, vùng da bị nổi mụn hoặc các nốt đỏ li ti như rôm sảy.
  • Vài ngày sau, các mụn nhỏ mưng mủ, gây ra ngứa ngáy, khó chịu.
  • Bé quấy khóc, ngủ không ngon giấc.
  • Nhiều trẻ còn bị sốt cao.

Nếu thấy con có những biểu hiện bệnh như trên, cha mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế để được bác sĩ da liễu khám, điều trị ngay. Cần xác định đúng bệnh để có phương pháp điều trị an toàn cho trẻ.

3. Lưu ý khi trẻ sơ sinh bị viêm da mủ

Khi con bị viêm da mủ, cha mẹ cần lưu ý, bên cạnh việc dùng thuốc cũng cần quan tâm chăm sóc vệ sinh da cho con.

Bảo vệ cho làn da của con luôn an toàn
Bảo vệ cho làn da của con luôn an toàn
  • Khử trùng da

Cần khử trùng vùng da tổn thương cho con hàng ngày bằng các dung dịch diệt khuẩn, nhằm giúp da mau lành, không bị vi khuẩn xâm nhập thêm.

  • Lựa chọn sữa tắm phù hợp

Tắm rửa cho con hàng ngày bằng các sản phẩm vệ sinh, sữa tắm chuyên dụng, không mùi. Nên chọn loại có độ pH vừa phải, an toàn và giữ được độ ẩm cho da trẻ em. Nên hỏi thăm ý kiến của bác sĩ để chọn được đúng loại có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm ngứa.

Tắm cho con thật nhanh bằng nước ấm
Tắm cho con thật nhanh bằng nước ấm
  • Tắm đúng cách

Chỉ nên tắm cho con bằng nước ấm nhẹ, không dùng nước nóng hoặc quá ấm vì sẽ làm khô da của con. Sau khi tắm, dùng khăn bông mềm thấm khô người cho con chứ không chà xát. Sau đó, thoa kem dưỡng ẩm cho con để làm mềm da và phục hồi lại sức đề kháng cho da. Nếu để cho da của con bị khô, nứt nẻ, sẽ dễ dàng bị vi khuẩn xâm nhập.

  • Không dùng nước xả vải

Không chỉ chọn đúng loại sữa tắm, các loại quần áo, ga giường, chăn gối của con cũng không nên dùng nước xả vải. Chỉ nên dùng nước tẩy rửa nhẹ, không có mùi là tốt nhất.

  • Cắt móng tay thường xuyên

Chú ý cắt móng tay cho con, không để con tự cào, cấu lên vùng da bị ngứa ngáy, mưng mủ vì mụn mủ sẽ vỡ ra, lây lan nhanh chóng. Dễ tăng khả năng nhiễm trùng da.

Các phương pháp dân gian không hẳn an toàn
Các phương pháp dân gian không hẳn an toàn
  • Không dùng lá thuốc

Tuyệt đối không sử dụng các loại lá thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ để tắm, đắp cho con. Chữa bệnh bằng dân gian khá an toàn, nhưng ngày nay thì không. Các loại cây thuốc, lá thiên nhiên rất dễ bị nhiễm chất hóa học, thuốc trừ sâu. Không chữa được bệnh mà còn gây hại cho con. 

  • Chọn đúng loại quần áo

Cho con mặc các loại quần áo mềm mại, thấm hút mồ hôi tốt, an toàn cho da của bé. Tránh không cho con mặc các chất liệu len, vải thô cứng, sẽ khiến da con dễ trầy xước, bị kích ứng và tổn thương.

  • Không gãi ngứa

Khi con bị ngứa, tránh không gãi mà chỉ nên dùng tay xoa nhẹ vào vùng da bị viêm. Vì nếu không cẩn thận, gãi hoặc chà xát quá mạnh sẽ khiến cho tổn thương loét ra, bị viêm nhiễm nặng nề. Bên cạnh đó, cũng nên cho con dùng các loại ga đệm mềm mại để tránh tổn thương do chà xát gây ra.

Hạn chế các loại thức ăn dễ gây dị ứng
Hạn chế các loại thức ăn dễ gây dị ứng
  • Tránh thức ăn gây dị ứng

Nếu như con đã đến tuổi ăn dặm, cha mẹ nên tránh không cho con ăn những loại thức ăn dễ gây dị ứng. Điển hình là sữa bò, trứng, đậu nành, lúa mì, đậu phộng, cá,…

Với những kiến thức cơ bản trên đây, chắc hẳn các mẹ đã biết cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị viêm da mủ. Nếu thấy con có các triệu chứng của bệnh, hãy tiến hành khử trùng, che chắn cẩn thận rồi đưa con đến gặp bác sĩ da liễu để chẩn đoán tình trạng bệnh. Sử dụng các loại thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ để triệu chứng bệnh mau chóng thuyên giảm nhé!

Nguyễn Thị Minh Hồng

Là bác sĩ chuyên khoa da liễu với hơn 30 năm kinh nghiệm nghiên cứu và điều trị bệnh về da liễu.

Related Posts

Đăng ký nhận thông tin

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form