Viêm da tiếp xúc cần kiêng gì? Những lưu ý cần phải biết

June 30, 2020
VIÊM DA TIẾP XÚC

Viêm da tiếp xúc cần kiêng gì để quá trình điều trị bệnh được hỗ trợ tốt nhất? Liệu có cần lưu ý gì trong chế độ dinh dưỡng và thói quen lao động, sinh hoạt hay không? Trong bài viết này, SkinShare sẽ chia sẻ đến bạn đọc chế độ kiêng cữ an toàn nhất dành cho người đang điều trị bệnh viêm da tiếp xúc.

1. Người bị bệnh viêm da tiếp xúc cần kiêng gì?

1.1. Thực phẩm gây dị ứng

Thực phẩm không phải là nguyên nhân gây ra viêm da tiếp xúc, nhưng có thể kích hoạt bệnh bùng phát hoặc làm tăng triệu chứng bệnh. Để quá trình điều trị được suôn sẻ, thuận lợi, người bệnh lưu ý kiêng các loại thực phẩm sau:

Thực phẩm tanh, nồng dễ gây dị ứng cho da
Thực phẩm tanh, nồng dễ gây dị ứng cho da
  • Đồ biển có mùi tanh: Đặc biệt là các loài có vỏ như tôm, cua, hàu,... sẽ khiến cho tình trạng dị ứng nghiêm trọng hơn, ngứa ngáy và khó phục hồi.
  • Thịt gà: Có tính nóng, dễ khiến cho vùng da viêm bị mưng mủ, sưng đau, ngứa ngáy dữ dội.
  • Các loại thịt đỏ: Như thịt bò, bê, dê, cừu,... vì chúng có thể khiến cho da có vết thâm sau khi điều trị viêm da tiếp xúc. 
  • Rau muống: Không chỉ riêng gì căn bệnh viêm da, người bị mọi bệnh lý ngoài da đều cần kiêng không ăn rau muống vì rất dễ bị sẹo lồi sau khi chữa khỏi.
  • Gạo nếp: Hạn chế các món cơm nếp, xôi, bánh chưng,... vì gạo nếp cũng có tính nóng, dễ khiến cho tình trạng sưng viêm nghiêm trọng hơn.
  • Đồ ăn cay nóng: Như hạt tiêu, ớt, sa tế, mù tạt,... kích thích những cơn ngứa ngáy vùng viêm da.
  • Đồ ăn chứa nhiều đường: Làm giảm lượng máu lưu thông, khiến các tổn thương lâu lành và khó điều trị

1.2. Chất kích thích

Chất kích thích làm suy giảm hệ miễn dịch
Chất kích thích làm suy giảm hệ miễn dịch

Các chất kích thích có trong rượu, bia, thuốc lá, cà phê, nước chè,... sẽ ức chế hệ miễn dịch, khiến cơ thể dễ bị các vi khuẩn xâm nhập. Người bị viêm da tiếp xúc nếu thường xuyên sử dụng chất kích thích sẽ rất dễ bị nhiễm thêm các bệnh lý khác do virus và vi khuẩn gây ra. Bên cạnh đó, chất kích thích cũng ngăn chặn tác dụng điều trị của các loại thuốc. Nếu không dừng ngay lại thì dù uống bao nhiêu thuốc, các triệu chứng bệnh cũng không thuyên giảm được. 

1.3. Các loại hóa chất

Đây chính là một trong những tác nhân gây ra viêm da tiếp xúc. Đặc biệt là những loại hóa chất, chất tẩy rửa chứa niken, mùi hương và chất tạo bọt,... càng dễ khiến cho da bị kích ứng và gây viêm. Chính vì thế, tuyệt đối không động vào hóa chất, chất tẩy rửa mà không có biện pháp bảo hộ.

1.4. Mỹ phẩm

Một trong những nhân tố gây ra viêm da tiếp xúc
Một trong những nhân tố gây ra viêm da tiếp xúc

Tương tự như các loại hóa chất, mỹ phẩm cũng là một yếu tố kích thích bùng phát viêm da tiếp xúc. Cần dừng sử dụng bất cứ loại mỹ phẩm, sản phẩm làm đẹp nào, đặc biệt là các loại có chứa mùi hương, nước hoa. Nếu không, làn da sẽ càng bị tổn thương nghiêm trọng hơn, dễ dẫn đến bội nhiễm và khó điều trị.

1.5. Ánh nắng mặt trời

Tia tử ngoại UV trong ánh nắng mặt trời sẽ làm chậm quá trình phục hồi của viêm da tiếp xúc. Đồng thời, làm tăng melanin khiến da bị thâm sạm, dễ gây ra sẹo thâm sau khi điều trị. Nên hạn chế đi ra nắng trong thời gian chữa bệnh. Nếu thực sự cần thiết, hay thoa kem chống nắng và che chắn làn da cẩn thận trước khi ra ngoài trời.

1.6. Nguồn nước độc hại

Nguồn nước bị ô nhiễm, môi trường nước công cộng, đặc biệt là hồ bơi chứa nhiều Chlorine,... sẽ khiến tổn thương da bị viêm nhiễm, kích ứng nghiêm trọng. Khi bị viêm da tiếp xúc, người bệnh không nên đi bơi, du lịch biển hay lao động trong điều kiện nước ô nhiễm để bảo vệ làn da an toàn nhất.

1.7. Không khí khô lạnh

Không khí lạnh lẽo, hanh khô khiến da yếu đi
Không khí lạnh lẽo, hanh khô khiến da yếu đi

Môi trường khô lạnh khiến cho da dễ bị nứt nẻ, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh. Chính vì thế, để bảo vệ làn da khỏi những tổn thương nghiêm trọng hơn, người bệnh viêm da tiếp xúc cần chú ý dưỡng ẩm da tốt. Vệ sinh da nhanh chóng với nước ấm vừa phải và dưỡng ẩm bằng các sản phẩm kem dưỡng phù hợp. Tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ trước để được tư vấn.

2. Những lưu ý khi điều trị viêm da tiếp xúc

Bên cạnh việc nắm rõ viêm da tiếp xúc cần kiêng gì, người bệnh cũng cần lưu ý một số điều quan trọng sau để thúc đẩy quá trình điều trị hiệu quả hơn:

  • Bổ sung thực phẩm có lợi: Người bị viêm da cơ địa muốn nhanh chóng hồi phục cần ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin C, E và khoáng chất. Điển hình là các loại rau củ như súp lơ, cà chua, cà rốt, rau chân vịt,... Hoa quả như cam, bưởi, dâu tây,...
  • Uống nhiều nước: Bổ sung đủ lượng nước mỗi ngày giúp dưỡng ẩm da hiệu quả. Đồng thời, uống đủ nước cũng giúp kích thích tuần hoàn máu trơn tru hơn, giúp các tổn thương da nhanh chóng được phục hồi.
  • Vệ sinh da sạch sẽ: Cách nhanh nhất để loại bỏ và ngăn ngừa các loại vi khuẩn là vệ sinh da đều đặn. Tắm rửa mỗi ngày, giữ cho cơ thể khô thoáng để làn da được làm dịu nhé!
Làn da khô rất nhạy cảm và dễ bị nhiễm bệnh
Làn da khô rất nhạy cảm và dễ bị nhiễm bệnh
  • Dưỡng ẩm cho da: Làn da bị viêm vô cùng nhạy cảm. Cần có phương pháp dưỡng ẩm an toàn, phù hợp để da được bảo vệ tốt khỏi sự xâm nhập của các vi khuẩn gây bệnh. Hãy chọn kem dưỡng ẩm theo tư vấn của bác sĩ da liễu để tránh kích ứng nhé!
  • Rèn luyện thể chất: Thông qua việc tập thể dục, thể thao nhẹ nhàng mỗi ngày, hệ miễn dịch sẽ được tăng cường. Tuần hoàn máu lưu thông tốt hơn nên sức khỏe làn da cũng được cải thiện rất nhiều.
  • Cách ly với yếu tố gây kích ứng: Tìm hiểu xem nguyên nhân khiến cho viêm da tiếp xúc bùng phát là gì để kịp thời cách ly, tránh nhiễm độc nặng nề hơn.
  • Điều trị đúng cách: Cần tìm đến bác sĩ da liễu ngay khi có những triệu chứng bệnh đầu tiên. Sử dụng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ để bệnh mau chóng thuyên giảm. Tuyệt đối không tự tìm mua thuốc bôi và uống. Có thể dùng sai thuốc hoặc sai liều lượng sẽ khiến viêm da trở nặng, bội nhiễm.

Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi “viêm da tiếp xúc cần kiêng gì”. Đồng thời, bài viết cũng chia sẻ những lưu ý trong chế độ dinh dưỡng, thói quen sống thường ngày dành riêng cho người đang bị bệnh viêm da tiếp xúc. Hy vọng rằng những kiến thức này sẽ giúp ích cho bạn trong điều trị khỏi căn bệnh viêm da tiếp xúc nhé!

Nguyễn Thị Minh Hồng

Là bác sĩ chuyên khoa da liễu với hơn 30 năm kinh nghiệm nghiên cứu và điều trị bệnh về da liễu.

Related Posts

Đăng ký nhận thông tin

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form