Viêm da tiếp xúc gây ra do tiếp xúc với các yếu tố gây kích ứng, dị ứng ngoài môi trường. Bệnh khiến cho da nổi rộp, sưng đỏ, ngứa ngáy, châm chích, nổi mụn nước và thậm chí là chảy máu. Vì là một bệnh da liễu, nhiều người thắc mắc không biết viêm da tiếp xúc có lây không. Để được giải đáp thắc mắc, bạn đọc hãy theo dõi bài viết dưới đây của SkinShare nhé!
1. Viêm da tiếp xúc có lây không?
Đây là bệnh lý ngoài da không phải do vi khuẩn hay virus gây ra nên không lây lan từ người bệnh sang người lành thông qua tiếp xúc. Bệnh cũng không lan rộng từ vùng da tổn thương sang vùng da lành mà chỉ biểu hiện tại vùng tiếp xúc với yếu tố gây bệnh. Kể cả khi các mụn nước vỡ ra, dịch tiết ra ngoài cũng không phải là nguy cơ lây nhiễm.
Chính vì thế, nếu trong gia đình, trong nhà có người bị viêm da tiếp xúc, bạn cũng không cần quá lo lắng. Không nên tránh xa họ mà nên giúp đỡ để họ có thể nhanh chóng loại bỏ triệu chứng của căn bệnh ngoài da này. Bạn cũng có thể yên tâm khi ngủ chung giường, ăn chung mâm hay sử dụng chung đồ với người bị bệnh.
2. Bị viêm da tiếp xúc cần xử lý như thế nào?
Cách điều trị căn bệnh này khá đơn giản. Vì các nguyên nhân gây bệnh đều xuất phát từ môi trường bên ngoài nên chỉ cần loại bỏ chúng và làm dịu các tổn thương ngoài da là được. Người bệnh có thể thực hiện các bước như sau khi có dấu hiệu của viêm da tiếp xúc:
2.1. Cách ly với yếu tố gây viêm da sau khi tiếp xúc
Có 3 loại viêm da do tiếp xúc tương ứng với những nguyên nhân gây bệnh như sau:
- Viêm da tiếp xúc kích ứng: Do tiếp xúc với hóa chất hoặc do ma sát, mài mòn da trong một thời gian dài.
- Viêm da tiếp xúc dị ứng: Do tiếp xúc bất ngờ với niken, crom, nước hoa, mỹ phẩm, thuốc nhuộm, thuốc trừ sâu, chất tẩy rửa, cây thường xuân độc, cây sồi độc,... biểu hiện viêm trong khoảng 24 - 36 giờ sau tiếp xúc.
- Viêm da tiếp xúc quang hóa: Do tiếp xúc với các chất độc phơi nhiễm tia UV, nhạy cảm với ánh sáng.
Nếu như có tiếp xúc với một hoặc nhiều yếu tố kể trên, người bệnh ngay lập tức cách ly ngay để không khiến tình trạng viêm da kích ứng nghiêm trọng hơn.
2.2. Làm sạch vùng da bị viêm
Dùng xà phòng và nước ấm vừa phải để rửa sạch vùng da bị viêm do tiếp xúc. Cần rửa trong ít nhất 1 phút để loại bỏ các chất gây kích ứng còn tồn đọng trên bề mặt da. Sau đó, tiến hành làm dịu da bằng cách chườm lạnh. Dùng khăn bông mềm ngâm nước lạnh, vắt bớt nước rồi chườm lên vùng da bị viêm trong khoảng 10 phút để làm dịu.
2.3. Sử dụng thuốc điều trị
Sau khi đã làm sạch và làm dịu da, người bệnh dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để kiểm soát và điều trị các biểu hiện bệnh. Có thể sử dụng thuốc kem Calamine để giảm ngứa, hoặc dùng thuốc bôi chứa Hydrocortisone để giảm triệu chứng viêm. Một số thuốc kháng Histamin cũng có công dụng giảm ngứa và các phản ứng dị ứng.
Nếu người bệnh bị dị ứng nặng thì bác sĩ có thể kê thuốc steroid liều mạnh để xử lý triệt để mầm mống gây kích ứng. Tuy nhiên, các loại thuốc steroid sẽ không có tác dụng làm dịu da nên người bệnh nên kiên nhẫn. Dù đã bôi thuốc vẫn sẽ cảm thấy vô cùng châm chích, khó chịu. Nhưng khi thuốc phát huy tác dụng điều trị triệt để thì tình trạng da sẽ sớm ổn định.
3. Cách chăm sóc da khi điều trị viêm da tiếp xúc
Để hỗ trợ điều trị bệnh nhanh chóng, hiệu quả hơn, người bệnh cũng cần có phương pháp chăm sóc da an toàn. Hãy lưu ý những điều sau đây để chắc chắn làn da được bảo vệ tốt nhất:
- Dừng ngay việc sử dụng các loại mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc da thông thường nếu nghi ngờ có chứa chất gây kích ứng, dị ứng.
- Chỉ dùng các sản phẩm vệ sinh da dịu nhẹ, ít kiềm, tốt nhất là không có cồn và mùi hương để hạn chế tối đa tình trạng dị ứng. Nên hỏi ý kiến bác sĩ để chọn được sản phẩm phù hợp và an toàn với làn da của mình.
- Dùng thuốc điều trị theo đúng loại và liều lượng mà bác sĩ da liễu khuyến nghị. Không tự ý mua thuốc điều trị vì có thể khiến làn da bị tổn thương thêm nhạy cảm, kích ứng.
- Dưỡng ẩm cho da bằng các sản phẩm dưỡng da an toàn, lành tính có tính dược theo khuyến nghị của bác sĩ.
- Bảo vệ da an toàn khỏi ánh nắng mặt trời, đặc biệt là trong những khung giờ tia UV dày đặc. Dùng kem chống nắng phù hợp và che chắn cẩn thận.
Bài viết trên đây đã giúp bạn trả lời câu hỏi viêm da tiếp xúc có lây không. Bạn có thể yên tâm rằng căn bệnh này không lây truyền từ người bệnh sang người lành thông qua tiếp xúc. Để bệnh mau chóng thuyên giảm triệu chứng, cần điều trị đúng cách, kết hợp với phương pháp chăm sóc da an toàn nhé!